Việc phun môi, mặc dù mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho đôi môi, nhưng đôi khi cũng có thể gây ra tình trạng phun môi bị chảy nước mô. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này.
Tay nghề của Kỹ thuật viên
Nếu như bạn đen đủ mắc phải cơ sở thẩm mỹ không có tay nghề cao, việc di chuyển đầu kim không đều có thể tạo ra các vết thương sâu hơn cần thiết, khiến da tổn thương. Điều này khiến vết thương lâu lành, khó hồi phục và dễ bị nhiễm trùng nếu không chăm sóc cẩn thận.
Bên cạnh đó, các dụng cụ sử dụng cần được khử trùng sạch sẽ và an toàn. Kỹ thuật viên không đảm bảo làm đúng quy trình phun môi, không làm sạch môi và khử khuẩn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, chảy nước mô sau phun.
Nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài
Sau khi phun xong, nếu bạn không bảo vệ kỹ càng, bụi từ môi trường bên ngoài có thể gây nhiễm trùng cho vết thương. Hạn chế môi tiếp xúc với tia cực tím và ánh nắng trong khoảng 12 đến 16 giờ.
Chăm sóc sau phun không đúng cách
Nhiều người không chờ cho môi hồi phục hoàn toàn đã tham gia các hoạt động như xông hơi, đi biển,… làm môi bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Sử dụng tay chưa làm sạch hoặc bóc các lớp mụn chưa tróc hẳn có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của môi, thậm chí gây sẹo và mất màu.
Ngoài ra, một số chị em có cơ địa nhạy cảm có thể phản ứng với thành phần trong mực phun, thuốc bôi,… dẫn đến tình trạng phun môi xong bị chảy nước mô.
Hiện tượng phun môi bị chảy nước mô được coi là một dạng nhiễm trùng nhẹ có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc các trung tâm da liễu. Tuy nhiên, nếu tình trạng tồi tệ hơn và lây lan ngày càng rộng, bạn nên đi đến bệnh viện để điều trị và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Nếu bạn tự điều trị tình trạng nhẹ tại nhà, bạn có thể sử dụng các loại thuốc mỡ, nước muối sinh lý có sẵn tại hiệu thuốc. Rửa sạch môi với nước muối sinh lý sau đó bôi thuốc mỡ để hạn chế nhiễm trùng và giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.
Trong trường hợp nước mô chảy nhiều và vết loét lan rộng, bạn có thể sử dụng cồn đỏ để sát khuẩn. Ngoài ra, uống thuốc kháng viêm, kháng sinh trong 3 đến 5 ngày cũng có thể giúp điều trị nhanh chóng hơn.
Để rút ngắn thời gian điều trị và tránh những rủi ro hoặc có kết quả thẩm mỹ không như mong đợi, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Khi ăn uống hàng ngày, nếu đồ ăn dính vào môi, hãy rửa lại kỹ bằng nước muối sinh lý.
- Khi bôi thuốc mỡ lên vùng da bị tổn thương, hạn chế bôi quá nhiều để tránh vi khuẩn gây viêm.
- Tránh ăn các loại thực phẩm như trứng, rau muống, đồ nếp, thịt bò khi môi đang nhiễm trùng để tránh tình trạng mưng mủ, sẹo và thâm.
- Khi điều trị trong khoảng 3 đến 5 ngày, lớp vảy ngoài cùng sẽ bong ra. Không tự xé, bóc để tránh tình trạng bong non và sẹo thâm.
- Sau khi môi bong vảy, sử dụng sản phẩm dưỡng đặc trị thâm loang để bôi 3 đến 4 lần trong ngày và giảm thâm môi.
Trên đây là một số thông tin bạn cần biết để tự điều trị tình trạng phun môi bị chảy nước mô tại nhà. Nếu còn băn khoăn hoặc thắc mắc về môi của bạn, hãy liên hệ với Mai Academy để được tư vấn chi tiết và mang lại kết quả phun môi đáng mơ ước.