Phun môi bị tụ máu bầm: Nguyên nhân và cách xử lý

Hiện nay, phun môi làm đẹp đã trở nên rất phổ biến, giúp các bạn có đôi môi thâm sạm tự nhiên nhanh chóng thay đổi màu sắc thành đỏ hồng tươi tắn. Tuy nhiên, một số người sau khi phun môi lại gặp phải tình trạng tụ máu bầm, gây tâm lý lo lắng. Vậy tụ máu bầm sau khi phun môi có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.

Môi bị tụ máu bầm sau khi phun là do đâu?

Phun môi là phương pháp làm đẹp giúp khắc phục các khuyết điểm như môi thâm sạm, khô sần, không rõ đường viền môi. Tuy nhiên, sau khi phun môi, nhiều người lo lắng vì bị tụ máu. Vậy nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là gì? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Tay nghề kỹ thuật viên: Người thực hiện phun môi cần được đào tạo bài bản để kiểm soát được thiết bị phun xăm môi. Nếu lực kim quá mạnh, tác động sâu làm tổn thương tế bào, máu không thể lưu thông và gây ra tình trạng bầm tím.

  • Mực phun kém chất lượng: Sử dụng mực không rõ nguồn gốc, chứa hóa chất độc hại, nhiễm khuẩn có thể ăn mòn mô da. Điều này gây ra xuất huyết bên trong môi, máu ùn tắc và tạo ra tình trạng bầm tím.

  • Công nghệ phun môi áp dụng: Kỹ thuật phun môi truyền thống sử dụng thiết bị có đầu kim khá to. Dù di chuyển trên bề mặt da nhưng vẫn để lại vết thương hở, dễ gây bầm tím.

  • Cơ địa khách hàng: Nếu khách hàng có cơ địa màu mực khó bám hoặc môi bị thâm sạm nặng, quy trình thực hiện sẽ kéo dài. Việc tác động nhiều lần trên môi cũng gây tổn thương nhẹ và bầm môi.

Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân, bạn có thể nhìn thấy rằng các nguyên nhân này hoàn toàn có thể kiểm soát và khắc phục.

Phun môi bị tụ máu bầm có nguy hiểm không?

Phương pháp phun môi được đánh giá là an toàn, không can thiệp, không xâm lấn sâu. Tuy nhiên, việc tụ máu bầm sau khi phun môi là điều bình thường và xuất hiện ở 95% khách hàng. Sau khi phun môi, vùng môi thường sưng đỏ trong thời gian ngắn do cơ thể cần thích nghi với mực thẩm mỹ. Một số bạn có cơ địa máu loãng, nhóm máu hiếm như RH(-) hoặc vết thương khó lành, vùng môi sẽ bị bầm tím. Tuy nhiên, biểu hiện này thường biến mất sau 5 – 7 ngày. Chỉ cần chăm sóc đúng cách, đôi môi sẽ nhanh chóng phục hồi và lên màu bình thường.

Tuy nhiên, nếu tình trạng tụ máu bầm kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, kèm theo một số triệu chứng như rỉ nước mô, đau nhức hoặc môi loang lổ không lên màu, bạn cần liên hệ với địa chỉ thực hiện để tìm hiểu nguyên nhân cũng như khắc phục.

Cách xử lý tình huống phun môi bị tụ máu bầm

Môi bị bầm sau khi phun là biểu hiện phổ biến, không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm cho đôi môi kém sắc và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. Để khắc phục nhanh chóng, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

Dùng thuốc tan bầm

Trong trường hợp môi bị bầm lâu phục hồi, các chuyên gia thường chỉ định dùng thuốc Alphachoay để tan bầm nhanh. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các sản phẩm giúp tan bầm hiện nay được bán trên thị trường.

Chườm đá giúp tan bầm

Chườm đá là cách giúp giảm biểu hiện tụ máu bầm trên đôi môi, mang lại cảm giác dễ chịu hơn. Cách thực hiện là cho đá vào túi và chườm lên môi, thực hiện khoảng 15 phút, mỗi ngày áp dụng 2 – 3 lần sẽ mau chóng thuyên giảm. Chú ý không để nước rơi vào môi làm ẩm ướt và gây viêm nhiễm.

Thăm khám tại địa chỉ uy tín

Nếu tình trạng phun môi bị tụ máu bầm kéo dài và kèm theo biểu hiện bất thường, bạn có thể quay lại cơ sở thẩm mỹ ban đầu để được bảo hành hoặc chọn thẩm mỹ viện uy tín hơn. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn và khắc phục trực tiếp, giúp nhanh chóng ngăn chặn vết bầm.

Nếu bạn gặp tình trạng phun môi bị tụ máu bầm hoặc các biến chứng khác sau phun môi, bạn có thể dễ dàng khắc phục bằng cách tham khảo các chuyên gia thẩm mỹ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao tại Seoul Center. Hãy liên hệ ngay hotline 1800 3333 để được tư vấn chi tiết hơn.

Trưởng nhóm tại Cửa Hiệu tattoo TADASHI là Tadashi (Trung) Trần. Tốt nghiệp trường Đại học mĩ thuật ở Việt Nam cách đây 9 năm và sống tại Nhật Bản trong 5 năm, đó là nơi Trung đã rèn luyện và trao dồi kỹ năng của mình trong nghệ thuật Châu Á.

Related Posts

Phun môi kiêng đồ nếp bao lâu để nhanh lành? Lỡ ăn có sao không?

Phun môi kiêng đồ nếp bao lâu để nhanh lành? Lỡ ăn có sao không?

Không chỉ quan tâm đến chất lượng thành phẩm, chị em còn lo lắng về vấn đề ăn uống và kiêng cữ sau phun xăm môi. Phun…

Top 14 Giống Cá Cảnh Nước Ngọt Độc Đáo Dễ Nuôi Cho Người Mới

Top 14 Giống Cá Cảnh Nước Ngọt Độc Đáo Dễ Nuôi Cho Người Mới

Dù bạn là người mới bắt đầu chơi cá cảnh hay là dân chơi cá cảnh thứ thiệt, chắc chắn bạn đang tìm kiếm những loại cá…

Phụ nữ có kinh có nên đi đám ma hay không?

Nên hay không: Phụ nữ có kinh đi đám ma?

Bạn có dự đám ma và đang phân vân liệu mình có nên tham dự không? Bạn lo lắng không biết liệu có kinh có nên đi…

Vị Thần Anubis – Hình Xăm Huyền Bí Và Linh Thiêng

Trong những năm gần đây, hình xăm Ai Cập đã trở nên ngày càng phổ biến và được những người yêu thích nghệ thuật xăm hình rất…

Tổng hợp 8 loại cây thủy sinh không cần ánh sáng

Tổng hợp 8 loại cây thủy sinh không cần ánh sáng

Bạn đang gặp khó khăn khi nuôi bể thuỷ sinh do không gian phòng hoặc nơi làm việc thiếu sáng? Đừng lo, chúng tôi đã tổng hợp…

Cách đọc màu nhuộm theo quy ước chuẩn

Cách đọc màu nhuộm theo quy ước chuẩn

Khi nắm một tuýp màu lên, ta phải nhìn vào kí hiệu số và đọc được màu tiếp theo là gì? Thường thì có nhiều hãng màu…