Phun môi có bị thâm không? Giải đáp từ chuyên gia

Phun môi có bị thâm không? Đây là câu hỏi khiến nhiều chị em lo lắng về việc môi nhanh chóng “xuống sắc” sau khi phun, gây tốn kém không ít công sức và tiền bạc. Theo chuyên gia, việc phun môi có bị thâm hay không và thâm ở giai đoạn nào phụ thuộc vào công nghệ và cách chăm sóc. Để hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách xử lý, hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Phun môi có bị thâm không? Nguyên nhân nào gây ra?

Phun môi là một phương pháp làm đẹp giúp cải thiện màu sắc môi, mang đến sự tươi tắn hơn. Tuy nhiên, sau khi phun, môi có thể bị thâm sạm, gây phiền toái và ảnh hưởng đến vẻ ngoài. Tình trạng thâm môi sau phun có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây.

Tình trạng phun môi xong bị thâm
Tình trạng phun môi xong bị thâm có thể gặp ở nhiều người với các nguyên nhân khác nhau

1.1. Do đi kim không đều lực

Phương pháp phun môi truyền thống là việc đưa mực thẳng lên bề mặt môi, không thông qua giai đoạn khử thâm. Do đó, nếu khi phun, lực đi kim không đồng đều, có chỗ nông chỗ sâu, sẽ dẫn đến mực bám không đồng đều và tổn thương khác nhau. Sau quá trình bong, vùng da tổn thương sâu thường bị thâm sạm, gây ra hiện tượng màu không đều, loang màu.

1.2. Không khử thâm môi trước khi phun

Rất nhiều chị em không có màu môi gốc đẹp mà lại bị thâm sạm. Vì vậy, trước khi phun môi, việc khử thâm là cần thiết. Việc khử thâm sẽ loại bỏ những sắc tố thâm (melanin), đưa màu môi trở lại gần với màu môi tự nhiên. Nhờ vậy, quá trình phun màu sẽ không bị ảnh hưởng bởi sắc tố thâm và đạt được màu sắc đúng chuẩn.

Tuy nhiên, ở một số cơ sở phun môi chất lượng kém, chị em không được tư vấn về phun môi khử thâm. Điều này dẫn đến việc đôi môi sau khi bong vảy không chỉ không lên được màu như ý muốn mà còn xuất hiện những vết thâm đen, thâm sạm khó trông.

1.3. Chăm sóc không đúng cách

Đây là nguyên nhân chủ quan do cách chăm sóc môi không đúng tại nhà, không tuân thủ hướng dẫn của chuyên viên. Điều này dẫn đến tình trạng môi thâm sau phun. Cụ thể, một số nguyên nhân như:

  • Tiếp xúc quá sớm với ánh nắng mặt trời: Sau khi phun môi, da môi bị tổn thương và trở nên nhạy cảm. Tiếp xúc với tia UVA và UVB trong ánh nắng mặt trời khiến các tế bào da phản ứng, kích thích sản sinh Melanin báo vệ da, gây thâm môi.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá sớm cũng là nguyên nhân khiến môi thâm sạm sau khi phun

  • Bóc, cạy lớp vảy: Bong vảy là quá trình bình thường sau khi phun môi. Tuy nhiên, việc bóc, cạy vảy quá sớm sẽ làm trở ngại quá trình tự nhiên lành môi, gây mất cân bằng các thành phần trên da, làm tăng sự phát triển của sắc tố Melanin.

  • Sử dụng son bám màu, son lì quá sớm: Nguyên nhân là do thành phần của son chứa hàm lượng chì nhất định, làm suy yếu sức đề kháng của da. Điều này làm chậm quá trình phát triển của tế bào da mới, gây thâm môi và không bền màu.

2. Dấu hiệu nhận biết phun môi bị thâm

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết môi bị thâm sau khi phun và áp dụng biện pháp khắc phục một cách nhanh chóng và chính xác.

2.1. Nhận biết qua màu sắc

Dấu hiệu dễ quan sát nhất là nền/viền môi có màu sậm hơn so với lòng môi. Có thể thấy những vết màu loang lổ, không đều, xen kẽ giữa vùng da có màu sắc tươi tắn và vùng da mờ, tối màu.

Tùy theo cơ địa và nguyên nhân, môi thâm sau phun được chia thành các cấp độ khác nhau:

  • Môi thâm tái: Môi có màu sậm, xanh nhợt hoặc tái dần.
  • Môi thâm tím: Vùng da môi không có màu hồng tươi mà trở nên nhợt nhạt hơi tím.
  • Môi thâm đen: Da môi thô ráp và màu tối, ngay cả khi dùng son che phủ cũng không thể che hết khuyết điểm.

2.2. Nhận biết qua vị trí

Với các vị trí thâm môi khác nhau, chuyên gia sẽ đưa ra những phương pháp xử lý phù hợp. Có thể chia thâm môi thành 3 vị trí sau:

  • Thâm loang: Trên mỗi vùng da môi có màu sắc và độ thâm khác nhau, khiến tổng thể môi trông như bị loang màu và mất thẩm mỹ. Nguyên nhân gây môi thâm loang là do các chuyên viên ít kinh nghiệm, lực đi kim không đồng đều, chổ nông sâu khác nhau. Lượng mực đưa vào mỗi chỗ khác nhau, gây màu sắc không đều.

  • Thâm viền: Môi không đều màu và xuất hiện những đốm thâm ở vùng viền môi (khu vực tiếp giáp với da mặt). Nguyên nhân là do chuyên viên không xử lý thâm kỹ trước khi phun.

  • Thâm lòng môi: Tình trạng này xuất hiện khi lòng môi không còn hồng hào mà trở nên sậm màu, tím tái. Nguyên nhân là do màu môi ban đầu đã thâm sẵn nhưng không được xử lý khử thâm hiệu quả trước khi phun.

3. Phun môi bị thâm có phải bị hỏng?

Theo các chuyên gia, môi bị thâm không ảnh hưởng đến cấu trúc da nên không phải bị hỏng. Tuy nhiên, về mặt thẩm mỹ và màu sắc, môi bị thâm khiến chị em mất tự tin.

Trong 2 tháng đầu sau phun (quá trình trung hòa giữa màu môi và mực vẫn đang diễn ra), bạn có thể cải thiện bằng cách chăm sóc đúng cách tại nhà. Nếu sau 2 tháng vẫn còn tình trạng thâm, bạn có thể dặm màu lại. Khi này, đôi môi đã phục hồi khỏe mạnh, hãy liên hệ ngay cơ sở phun môi để dặm màu phù hợp.

4. Cách khắc phục khi phun môi bị thâm

Dưới đây là một số cách khắc phục môi bị thâm sau phun:

  • Dặm môi lần hai: Sau 2 tháng, bạn có thể đi dặm môi lần thứ hai. Quá trình dặm tương tự như việc phun môi lần đầu. Hãy chọn cơ sở có bước khử thâm để môi trở nên tươi tắn.

  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng giúp quá trình phục hồi tế bào mới diễn ra nhanh chóng, tái tạo tế bào từ bên trong và ngăn ngừa sắc tố melanin phát triển. Bạn có thể bổ sung vitamin C bằng cách ăn các loại trái cây như dứa, cà rốt, cam, …

  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài: Nên hạn chế ra ngoài khi trời nắng hoặc đeo khẩu trang che kín môi và đội mũ, nón hoặc che ô. Hãy lựa chọn khẩu trang chống tia UV và dùng một lần. Đồng thời, tránh đeo khẩu trang quá lâu để đôi môi có thời gian khô thoáng và tránh nguy cơ bị viêm.

5. Giải đáp xoay quanh vấn đề phun môi có bị thâm không

Câu hỏi 1: Môi thâm sau khi phun và dặm lại có tốn tiền không?

Hầu hết cơ sở phun môi đều miễn phí dặm môi (trong thời gian bảo hành). Tuy nhiên, tuỳ vào cấp độ thâm, công nghệ và cơ sở phun môi sẽ có chính sách khác nhau. Hãy tham khảo các cơ sở uy tín với chế độ bảo hành đầy đủ và chất lượng để đảm bảo.

Câu hỏi 2: Môi thâm mất bao lâu để hết?

Sau quá trình xử lý thâm hiệu quả, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn từ chuyên gia, màu môi sẽ trở lại tươi tắn sau 2 tháng.

Tại Chance Kim, bạn hoàn toàn yên tâm về môi tươi tắn, không bị thâm ngay sau lần phun môi đầu tiên. Quy trình phun môi không bong tại Chance Kim đã bao gồm bước khử thâm và phun màu. Chuyên viên với kiến thức sâu về làn da sẽ xử lý thâm hiệu quả và tư vấn màu sắc phù hợp nhất với tone da và sở thích của bạn. Đồng thời, cung cấp hướng dẫn và chăm sóc sau phun chi tiết để bạn sở hữu môi tươi tắn.

Chance Kim đã cùng bạn giải đáp thắc mắc về phun môi có bị thâm không và cách khắc phục hiệu quả. Hãy liên hệ ngay với Chance Kim để nhận được những tư vấn phù hợp cho đôi môi của bạn.

Trưởng nhóm tại Cửa Hiệu tattoo TADASHI là Tadashi (Trung) Trần. Tốt nghiệp trường Đại học mĩ thuật ở Việt Nam cách đây 9 năm và sống tại Nhật Bản trong 5 năm, đó là nơi Trung đã rèn luyện và trao dồi kỹ năng của mình trong nghệ thuật Châu Á.

Related Posts

Phun môi kiêng đồ nếp bao lâu để nhanh lành? Lỡ ăn có sao không?

Phun môi kiêng đồ nếp bao lâu để nhanh lành? Lỡ ăn có sao không?

Không chỉ quan tâm đến chất lượng thành phẩm, chị em còn lo lắng về vấn đề ăn uống và kiêng cữ sau phun xăm môi. Phun…

Top 14 Giống Cá Cảnh Nước Ngọt Độc Đáo Dễ Nuôi Cho Người Mới

Top 14 Giống Cá Cảnh Nước Ngọt Độc Đáo Dễ Nuôi Cho Người Mới

Dù bạn là người mới bắt đầu chơi cá cảnh hay là dân chơi cá cảnh thứ thiệt, chắc chắn bạn đang tìm kiếm những loại cá…

Phụ nữ có kinh có nên đi đám ma hay không?

Nên hay không: Phụ nữ có kinh đi đám ma?

Bạn có dự đám ma và đang phân vân liệu mình có nên tham dự không? Bạn lo lắng không biết liệu có kinh có nên đi…

Vị Thần Anubis – Hình Xăm Huyền Bí Và Linh Thiêng

Trong những năm gần đây, hình xăm Ai Cập đã trở nên ngày càng phổ biến và được những người yêu thích nghệ thuật xăm hình rất…

Tổng hợp 8 loại cây thủy sinh không cần ánh sáng

Tổng hợp 8 loại cây thủy sinh không cần ánh sáng

Bạn đang gặp khó khăn khi nuôi bể thuỷ sinh do không gian phòng hoặc nơi làm việc thiếu sáng? Đừng lo, chúng tôi đã tổng hợp…

Cách đọc màu nhuộm theo quy ước chuẩn

Cách đọc màu nhuộm theo quy ước chuẩn

Khi nắm một tuýp màu lên, ta phải nhìn vào kí hiệu số và đọc được màu tiếp theo là gì? Thường thì có nhiều hãng màu…