Cách chiết cành hoa hồng đơn giản, đúng kỹ thuật

Hiện nay, chiết cành hoa hồng để nhân giống là một phương pháp tối ưu đem lại hiệu quả tốt nhất cho những người yêu thích hoa hồng và những nhà vườn. Đây là cách giúp bạn tiết kiệm chi phí mua cây giống mà chỉ tốn vốn từ cây mẹ lại có thể nhanh chóng ngắm nhìn những bông hoa xinh đẹp nữa.

Phương pháp chiết cành hoa hồng là gì?

Chiết cành hoa hồng là một phương pháp trồng hoa hồng bằng cành đơn giản nhất, làm cho rễ mọc và phát triển ngay trên cành của chính nó bằng kỹ thuật chiết. Sau khi cành ra rễ, bạn có thể tách cành ra khỏi cây mẹ và mang đi trồng.

Phân biệt cách chiết cành hoa hồng và giâm cành hoa hồng

Hai cách nhân giống này là 2 phương pháp được sử dụng phổ biến nhất, tuy nhiên mỗi cách là một quá trình khác nhau. Hãy cùng xem sự khác nhau giữa chúng!

Cách chiết cành hoa hồng sau khi rễ phát sinh trên cành sẽ tách cành ra khỏi cây mẹ sau đó đem trực tiếp đi trồng. Tỉ lệ sống tới 95%, cây phát triển nhanh, tiết kiệm thời gian chăm sóc và ra hoa nhanh chóng. Tuy nhiên, cần phải cẩn thận trong việc cắt khoanh vỏ, nếu không thì “sai một li là đi cả cành hồng” đấy.

Giâm cành hoa hồng là việc cắt cành giống ra khỏi cây mẹ sau đó giâm cành vào giá thể, chăm sóc và chờ cây ra rễ, sau đó mới đem đi trồng. Cách này có vẻ sẽ “tốn” công sức chăm sóc, thời gian ra hoa lâu, tỉ lệ thành sống 70-90% nếu không biết cách.

cach-chiet-canh-hoa-hong-5

Nguyên lý chiết cành hoa hồng

Khi tiến hành chiết cành, bỏ phần khoanh vỏ bên ngoài được gọi là mạch rây có chức vận chuyển các chất hữu cơ đi xuống, trong đó có một chất được gọi là auxin – hormone ra rễ. Tại vết cắt, chất này bị nghẽn lại sẽ xảy ra hiện tượng gián đoạn vận chuyển, khiến chất auxin này kích thích rễ mọc lại thân cây và phát triển thành bộ rễ mới.

Cho nên cách chiết cành đơn giản chỉ cần lựa những cành khoẻ mạnh, tốt, sử dụng giá thể dinh dưỡng quấn quanh vị trí chiết thì sẽ đẩy nhanh quá trình cành ra rễ và khoẻ mạnh mà không cần dùng thuốc kích rễ. Trong quá trình chiết cành, cây cũng vẫn có thể ra hoa bình thường.

Thời gian chiết cành hợp lý

Hoa hồng có thể chiết được quanh năm, tuy nhiên, thời gian chiết cây hợp lý nhất là vào mùa xuân, thời tiết ấm áp và không quá nóng hoặc có mưa làm ảnh hưởng đến quá trình ra rễ và chết cành.

Chiết vào buổi sáng khi cây đã tổng hợp đủ các chất dinh dưỡng, lá đã được quang hợp thúc đẩy quá trình tổng hợp auxin và thời tiết mát mẻ.

Dụng cụ và nguyên liệu chiết cành

Dụng cụ để thực hiện rất đơn giản, đa phần chúng ta đều có và dễ tìm.

  • Cây mẹ để chiết, cây phải khỏe mạnh và không bị bệnh.
  • Dao lam mới hoặc dao nhọn chuyên dụng, đã được vệ sinh sạch sẽ. Không nên sử dụng dao cùn sẽ khó tách được vỏ và làm trầy mạch gỗ bên trong.
  • Bao ni lông trắng, trong vừa đủ để quan sát rễ trong bầu, dây cột.
  • Giá thể: mùn cưa, trấu hun, xơ dừa, đất, rơm rạ… các nguyên liệu có khả năng giữ ẩm.

Cách trộn giá thể có thể dùng để chiết cành

Giá thể tự trộn cho 1/3 vụn xơ dừa hoặc trấu hun với 2/3 đất giàu mùn rồi trộn đều với nhau. Có thể thêm 1 núm nhỏ phân chuồng ủ hoai. Làm ẩm vừa phải sao cho có thể nắm thành khối nhưng không bị ướt tay quá.

cach-chiet-canh-hoa-hong-4

Kỹ thuật chiết cành hoa hồng

Sau đây, Monrovia sẽ tiết lộ 2 cách chiết cành dễ làm, chỉ cần bạn khéo tay trong việc tạo vết cắt thì các bước sau đây vô cùng đơn giản. Đừng lo lắng, chỉ cần thực hiện các thao tác dưới đây, bạn có thể thành công ngay từ lần đầu tiên.

Cách chiết hoa hồng có bầu đất

Đây là cách được sử dụng chủ yếu và hiệu quả vô cùng, rễ nhanh ra và phát triển tốt.

Bước 1: Lựa chọn cành chiết

Chọn cành to, khỏe, không bị sâu bệnh gì, cành không quá già hay non và có nhiều lá. Tính từ ngọn xuống 20-22 cm là vị trí thích hợp để tiến hành tách vỏ.

Bước 2: Khoanh vỏ cành chiết

  • Đây là bước cần có sự cẩn thận và chính xác. Nếu quá mạnh tay, sẽ làm tổn thương mạch dinh dưỡng và làm cho cành chiết hoa hồng héo và chết.
  • Dùng dao khoanh 1 đoạn vỏ xung quanh cành 1 đoạn 2-3 cm. Chỉ khoanh bỏ 1 lớp vỏ mỏng màu xanh ở bên ngoài, không để động vào lớp mạch gỗ bên trong.

Bước 3: Bó bầu cành chiết

  • Sử dụng giá thể đã chuẩn bị, tưới một ít nước tạo độ ẩm sau đó bó quanh vị trí chiết. Sử dụng bọc nilon và dây bao thành bầu, cột chặt 2 đầu và chọc lỗ để thoát hơi.

Bước 4: Tách cây con

  • Sau khi cành ra rễ và phát triển khỏe mạnh, thường là sau 3 tuần đến 1 tháng, ta có thể thấy phần rễ mọc bên trong bầu đã có thể cắt phần bầu đem đi trồng như trồng một cây con bình thường.
  • Cách chiết cành hoa hồng này có một điểm ưu việt là bạn không phải tốn công tưới nước thường xuyên vào bầu mỗi ngày nhờ lớp bọc nilon giữ ẩm và cây mẹ.

cach-chiet-canh-hoa-hong-3

Cách chiết hoa hồng không cần bầu đất

Đối với cách này, chúng ta chỉ cần cây hoa hồng có cành ở sát gốc.

Bước 1: Chọn cành

  • Lựa cành dài gần sát gốc, lấy đoạn cuối cành có chiều dài khoảng 15-20cm. Không nên chọn cành quá dài vì cành sẽ bị non và không mang lại hiệu quả.

Bước 2: Khoanh vỏ

  • Ngay vị trí muốn cắt, khoanh một đoạn và bóc sạch vỏ trong khoảng 2cm. Đoạn vỏ ngắn hơn cành để dễ bị dính lại khi lành và khó ra rễ.

Bước 3: Đắp đất

  • Nhẹ nhàng uốn cong cành chiết xuống cho vết cắt giáp sát với mặt đất, nếu có thể chôn vùi xuống đất thì càng tốt. Sau đó, dùng đất ẩm đắp lên trên để cố định cành trong đất.

Bước 4: Cố định

  • Cắm que cố định cành xuống đất tại vị trí cành chiết sao cho cành không bị bật lên.

Bước 5: Tách cành

  • Sau 1 tháng, chỗ chiết đã ra rễ, cắt cành sát bầu đất 1 cm và mang ra trồng.

Cách này ít được sử dụng hơn cách trên vì khi uốn cành, nếu không cẩn thận có thể làm gãy cành uốn.

cach-chiet-canh-hoa-hong-6

Những điều cần lưu ý khi chiết cành cho cây hoa hồng

  • Không nên vặt hết lá của cành chuẩn bị chiết vì hormone ra rễ được tổng hợp nhờ lá.
  • Cắt bớt tược non và ngọn non vì chúng hút chất dinh dưỡng nhiều và làm chậm tiến trình ra rễ.
  • Đoạn khoanh vỏ dài ít nhất là 2cm để tránh tình trạng liền vỏ và không mọc rễ mới.
  • Khi khoanh, nên chờ khoảng 1 ngày cho vết thương khô lại trước khi bầu đất để tránh nhiễm khuẩn. Các nguyên liệu khi bầu phải đảm bảo sạch sẽ.
  • Không nên sử dụng phân bón hóa học để kích rễ, có thể sử dụng một lượng nhỏ thuốc kích rễ Bioroot lên vị trí cắt.
  • Vị trí cột không quá lỏng để tránh nước đọng hay không quá chặt làm cây có vết lằn sau một thời gian. Bầu đất cũng không cần phải quá to, chỉ cần đủ để nắm tay là được.
  • Không nên cắt quá sớm khi rễ vừa mới nhú. Đến khi rễ khỏe mạnh và có thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng trong bầu mới cắt nhé.
  • Việc kích mầm và hoa sớm khi bộ rễ chưa phát triển tốt sẽ làm cây ốm, mầm nhỏ, bông ra bị teo và không đẹp, dễ chết vì sâu bệnh hại. Nên chờ khoảng 2 tháng sẽ thích hợp hơn.

Mẹo để biết khi nào có thể tiến hành cắt là khi bạn quan sát thấy cành chiết phát triển tốt hơn các cành còn lại nhờ rễ cây chiết khỏe mạnh hấp thụ được chất trong bầu và một phần chất từ cây mẹ. Chính vì vậy, tỷ lệ chiết cành hoa hồng sống vô cùng cao.

cach-chiet-canh-hoa-hong-2

Cách trồng và chăm sóc cây hồng con sau khi chiết

Cây hoa hồng sau khi cắt đem đi trồng, hãy nhẹ nhàng, bảo vệ phần rễ non. Đặt chậu ở nơi râm mát, chăm sóc và tưới nước cẩn thận, bổ sung thêm dinh dưỡng để rễ tiếp tục phát triển và cây khỏe mạnh.

Trong quá trình trồng, cành chiết hoa hồng cần cắt tỉa bớt lá và ngọn non để cây tập trung nuôi rễ khỏe mạnh trước.

Sau khi chiết cành cây con mất phần dinh dưỡng từ cây mẹ, nên bổ sung bằng cách lấy dinh dưỡng từ xung quanh và chăm sóc hợp lý để cây tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Khi trồng, phần giá thể đất cần chú ý bổ sung dinh dưỡng từ phân chuồng, phủ thêm rơm, lá cây để giữ ẩm cho cây. Trong 7 ngày đầu, chủ yếu là giữ ẩm tránh tưới nhiều nước làm thối cành chiết.

Sau khoảng 1 tháng, có thể sử dụng Kích rễ T90 DocNeem để cây hồng phát triển mạnh hơn. Bên cạnh đó, nên sử dụng phân trùn quế viên nén để kích thích cây hồng đâm chồi non mới theo liều lượng.

cach-chiet-canh-hoa-hong-7

Qua bài viết này, Monrovia Việt Nam hy vọng cách chiết cành trên sẽ giúp bạn tự trồng những cây hoa hồng rực rỡ cho khu vườn xinh đẹp của mình và biết cách chăm sóc cành hồng để chúng phát triển mạnh mẽ nhất. Chúc bạn thành công!

Trưởng nhóm tại Cửa Hiệu tattoo TADASHI là Tadashi (Trung) Trần. Tốt nghiệp trường Đại học mĩ thuật ở Việt Nam cách đây 9 năm và sống tại Nhật Bản trong 5 năm, đó là nơi Trung đã rèn luyện và trao dồi kỹ năng của mình trong nghệ thuật Châu Á.

Related Posts

Phun môi kiêng đồ nếp bao lâu để nhanh lành? Lỡ ăn có sao không?

Phun môi kiêng đồ nếp bao lâu để nhanh lành? Lỡ ăn có sao không?

Không chỉ quan tâm đến chất lượng thành phẩm, chị em còn lo lắng về vấn đề ăn uống và kiêng cữ sau phun xăm môi. Phun…

Top 14 Giống Cá Cảnh Nước Ngọt Độc Đáo Dễ Nuôi Cho Người Mới

Top 14 Giống Cá Cảnh Nước Ngọt Độc Đáo Dễ Nuôi Cho Người Mới

Dù bạn là người mới bắt đầu chơi cá cảnh hay là dân chơi cá cảnh thứ thiệt, chắc chắn bạn đang tìm kiếm những loại cá…

Phụ nữ có kinh có nên đi đám ma hay không?

Nên hay không: Phụ nữ có kinh đi đám ma?

Bạn có dự đám ma và đang phân vân liệu mình có nên tham dự không? Bạn lo lắng không biết liệu có kinh có nên đi…

Vị Thần Anubis – Hình Xăm Huyền Bí Và Linh Thiêng

Trong những năm gần đây, hình xăm Ai Cập đã trở nên ngày càng phổ biến và được những người yêu thích nghệ thuật xăm hình rất…

Tổng hợp 8 loại cây thủy sinh không cần ánh sáng

Tổng hợp 8 loại cây thủy sinh không cần ánh sáng

Bạn đang gặp khó khăn khi nuôi bể thuỷ sinh do không gian phòng hoặc nơi làm việc thiếu sáng? Đừng lo, chúng tôi đã tổng hợp…

Cách đọc màu nhuộm theo quy ước chuẩn

Cách đọc màu nhuộm theo quy ước chuẩn

Khi nắm một tuýp màu lên, ta phải nhìn vào kí hiệu số và đọc được màu tiếp theo là gì? Thường thì có nhiều hãng màu…